Hướng dẫn kỹ thuật cách ghép cây mai vàng chuyên nghiệp

Tin Tức

Ngày Đăng : 02/04/2019 – 10:54 PM

Giống cây mai vàng có cách trồng đơn giản và rất dễ chăm sóc. Đây là loại cây ưa ẩm và có đủ ánh sáng nhưng không chịu được úng. Để cây ra hoa đúng dịp tết và có chậu hoa ứng ý thì chọn ghép cây mai vàng sẽ mang đến hiệu quả như mong muốn của người thực hiện.

 

 

 

1 : Xác định thời gian ghép cây mai vàng

Thông thường người ta ghép mai vào mùa khô tức là từ tháng 10 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau. Phương pháp là ghép mắt ngủ, nghĩa là lấy mắt lá chưa lên mầm để ghép. Phương pháp này vừa đơn giản vừa tiện lợi, được người làm vườn áp dụng đại trà khi mùa ghép đến

Có thể ghép mai vào tháng 2 âm lịch, khi cây đã phục hồi trở lại, bắt đầu đâm chồi mới và phát triển nhanh, song kết quả sẽ không cao bằng thời điểm cuối tháng 3 trở đi.

Lúc này mai đã hoàn toàn bình phục, bắt đầu tích trữ nhựa trong thân, lá, cành .

Bước sang mùa mưa nếu người ta dùng phương pháp ghép mắt ngủ để ghép bổ sung vào những vị trí cần thiết của cây mai đã ghép rồi thì ít hiệu quả (mắt khó phát mầm) do dòng nhựa bị chi phối mầm ghép đã lên và khó tránh nước khi mưa xuống. Muốn ghép bổ sung hoặc ghép mới một cây mai vào mùa mưa thì thông thường dùng hai phương pháp cơ bản chính: một là phương pháp ghép cắm đọt, hai là phương pháp ghép mắt kim.

2 : Chọn Gốc mai vàng

Có thể dùng gốc mai vàng (loại mai đang được trồng phổ biến ở Nam bộ), hoặc tốt nhất là gốc mai tứ quí vì loại này sinh trưởng khỏe, dễ ghép, dễ thành công, đủ sức mang trên mình nhiều giống mai khác. Những gốc này càng lớn càng tốt, dùng cưa cắt ngang thân cây cách mặt đất khoảng vài tấc đến một mét (tùy theo thế của cây sau này định tạo là cao hay thấp) sau khi cưa chăm sóc (bón bổ sung thêm phân, tưới đủ nước) chu đáo để cây nẩy tược, chờ cho tược lớn cỡ điếu thuốc lá là có thể ghép được (để cho dễ phân biệt tạm gọi mỗi tược mới ra sau này là một gốc ghép, còn gốc cây mẹ vừa được cưa bỏ phần ngọn là thân chính).

3 : Công tác chuẩn bị

Khi thực hiện ghép mai vàng, bạn chỉ cần chuẩn bị các dụng cụ như dao lam và băng keo non.

kéo cắt cành bén để tránh sự dập nát cành, 1 lưỡi lam mới để chuốt nhánh ghép cho phẳng, dây nilon to bản, mỏng để quấn quanh chỗ ghép, dây cao su hoặc nilon để buộc chặt chỗ ghép, một số bao nilon cỡ 6x12cm hoặc lớn hơn, giấy báo để che, 1 cái bấm kim để bấm giấy báo che bao nilon.

4 : Chọn giống cần ghép

Trong dân gian hiện nay có khá nhiều loại mai đẹp như: Bạch mai (hoa màu trắng), Hồng mai (hoa màu vàng hồng), Thanh mai (hoa màu phớt xanh), Huỳnh mai (hoa màu vàng). Riêng Huỳnh mai cũng có nhiều loại từ 9, 12, 24….cho đến 60 cánh, thậm chí có loại lên tới 150 cánh. Chúng ta có thể sưu tầm và chọn lựa loại nào ưng ý để làm giống ghép vào gốc ghép (để dễ phân biệt phần này tạm gọi là cành ghép).

Gốc mai ghép phải mạnh (hơn 1 tuổi). Nhánh mai để ghép là những cành bánh tẻ loại giống tốt, có hoa đẹp, đường kính cỡ 3-4mm.

Chọn nhánh chừng 6 lá, tốt nhất là những nhánh vừa ra lá non, lá nhỏ cỡ bằng móng ngón tay út, thường thì màu nâu, những lá già phải xén bớt để giảm sự thoát hơi nước. 

5 : Tiến hành công đoạn ghép

Bước 1: Chọn nhánh mai

Đầu tiên, bạn cần lựa chọn cách ghép ở những phần như thân, cành hoặc gốc mai tùy theo sở thích của mình.

Chọn nhánh mai để ghép với kích thước nhỏ với đường kính lớn hơn que tăm một chút, lưu ý nên ngắt hết lá để nhánh ghép không bị thoát hơi nước khiến cho nó bị chết khô.

Bước 2: 

Dùng dao lam chuốt nhánh ghép có hình dẹp càng về phía gốc cành mảnh, nên chú ý mặt cắt phải phẳng, chuốt khéo chỉ cần một nhát là tốt. Cành ở gốc lớn hơn cành ghép một tỷ lệ 7/10 hay 8/10. Cắt đến đâu ghép đến đó, không nên cắt trước, tránh mất nhựa và nước.

Dùng lưỡi lam xẻ nhánh, từ ngoài vào trong, chiều sâu chừng 1,5cm. Vạch chỗ xẻ, đặt nhánh ghép vào, một phần vỏ tiếp ngang mặt với cành.

Bước 3:

Lấy nhánh mai con đã vạt dẹt 2 bên và ghéo vào thêm ghép rồi dùng băng keo non để quấn thật chặt vào mối ghép. Nếu cẩn thận hơn thì có thể dùng bọc nilon buộc thêm vào bên ngoài.

Dùng dây nilon to bản quấn quanh cành chừng 3-5 vòng từ ngoài vào trong rồi buộc chặt. Bao nilon nhúng nước, nên nhớ để lại trong bao vài giọt nước, chừng 1cc, để nước trong bao sẽ làm cho cành lá bớt khô. Chụp bao nilon và dùng dây buộc chặt.

Lấy giấy báo bao bên ngoài bao nilon, không che kín hoàn toàn, phải để cho ánh sáng lọt vào. Lần lượt ghép các nhánh còn lại cho đến hết. Mỗi cây chỉ nên ghép tối đa  là 6 cành mới, những cành cũ cắt bỏ bớt, song nên để lại một vài cành cũ để cây thở.

Đặt chậu mai vào chỗ thoáng mát, có nắng gió,  khoảng 4 giờ/ngày. Độ 3 ngày sau trong bao nilon  xuất hiện những giọt li ti  như sương mù, tiếp tục tưới cây như bình thường. Khoảng 15 ngày lá non đã lớn, tháo giấy báo, và 5-7 ngày sau tháo bao nilon. Sau đó dưỡng mai ghép cho đến khi lá lớn và chờ khi đâm chồi lần thứ hai, thứ ba mới tháo dây nilon quấn quanh chỗ ghép.

 

6 : Các cách ghép mai vàng 

Áp dụng một trong những cách ghép sau đây, tùy theo tình hình cụ thể mà chọn cách ghép nào cho phù hợp.

+ Ghép “Bo”:

Trên gốc ghép cách thân chính (chỗ tược mọc ra từ thân chính) khoảng 1 tấc dùng dao ghép (có mũi nhỏ, nhọn, sắc, cứng) rạch hai đường song song với gốc ghép cách nhau khoảng 5mm, dài 1 phân, phía trên cắt một đường nằm ngang nối liền hai đường song song với nhau tạo thành hình chữ U ngược (phần này gọi là “cửa sổ”). Cành dùng để lấy “Bo” giống phải có độ lớn tương đương với gốc ghép. Trên cành giống, chọn mắt mầm còn tốt, sau đó, cũng rạch hai đường song song ở hai bên của mắt mầm cách nhau khoảng 4mm. Tiếp tục cắt hai đường nằm ngang ở phía trên và phía dưới của mắt mầm cách nhau khoảng 9 ly, tạo thành một hình chữ nhật có cạnh là 4mm và 9mm, ở chính giữa là mắt mầm (phần này gọi là “Bo”). Dùng mũi dao ghép tách “Bo” ra khỏi cành giống sau đó tách lớp vỏ trên cửa sổ, rồi đặt “Bo” vào “cửa sổ” ép nhẹ tay cho “Bo” ôm sát với phần gỗ của gốc ghép, rồi dùng dây nilon quấn đủ chặt để ép “Bo” vào với gốc ghép. Khoảng nửa tháng sau mở dây kiểm tra nếu thấy “Bo” còn sống thì dùng kéo cắt cành cắt bỏ phần trên của gốc ghép (cắt cao hơn chỗ ghép khoảng 2 phân). Chờ một thời gian mắt mầm sẽ nẩy tược phát triển thành cây mai sau này.

 + Ghép áp:

Trong trường hợp này gốc ghép phải được trồng trong chậu (hoặc bầu đất) đề có thể di chuyển được. Trên cây định lấy giống chọn cành có độ lớn tương đương với gốc ghép (cỡ bằng đầu đũa ăn hay điếu thuốc lá) dùng cọc tre hay thang, ghế kê, treo cao chậu chứa gốc ghép sát gần với cành ghép trên cây định lấy giống.

Trên gốc ghép cách thân chính khoảng 1 tấc lấy dao ghép cắt vạt một miếng dài 2 phân, sâu vào khoảng 1/4 độ lớn của cành cho lộ tầng sinh gỗ. Trên cành ghép cũng cắt một miếng tương tự như vậy áp sát hai mặt vừa cắt lại với nhau, dùng dây nilon quấn ép chặt lại. Khoảng một tháng sau mở dây kiềm tra, nếu thấy chỗ ghép đã dính thì cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và cắt đứt khoảng 1/3 cành ghép (cắt ở phía dưới của chỗ ghép). Hai tuần sau đó cắt đứt hoàn toàn rồi đưa cây vào chỗ mát để dưỡng.

 + Ghép nêm:

Các công việc ban đầu cũng giống như đã nói ở phần ghép áp (tức là gốc ghép cũng phải được trồng trong chậu, cũng lấy cọc, thang ghế kê cao v.v…) nhưng thay vì cắt vạt hai miếng ở gốc ghép và cành ghép rồi áp sát và quấn chặt lại với nhau thì ở cách ghép này, chú Hai Túc cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép (cách thân chính khoảng 1 tấc rồi dùng dao ghép cắt vạt hai bên chỗ vừa cắt thành hình nêm dài khoảng 1,5- 2 phân (phần này gọi là lưỡi gà.

Trên cành ghép cắt một nhát xiên từ dưới lên cũng dài khoảng 1,5-2 phân tương đương với độ dài của lưỡi gà (cắt sâu vào khoảng 1/3 độ lớn của cành). Sau đó luồn lưỡi gà vào bên trong chỗ vừa cắt trên cành ghép, dùng tay ép nhẹ cho chúng ăn khớp với nhau rồi dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt. Khoảng một tháng sau mở dây ra kiểm tra nếu thấy chỗ ghép đã dính thì cắt đứt 2/3 cành ghép (cắt phía dưới chỗ ghép), sau khoảng nửa tháng thì cắt đứt hoàn toàn rồi đưa cây vào chỗ mát để dưỡng.

 + Ghép khúc cành:

Trên gốc ghép cách thân chính khoảng 1 tấc rạch một đường dài 1,5 phân song song với thân chính, phía trên đầu rạch một đường ngang dài khoảng 1 phân (tạo thành hình chữ T). Nếu gốc ghép lớn cỡ điếu thuốc lá thì chọn cành ghép lớn hơn ống nhựa chứa mực của cây viết bi một chút rồi cắt thành đoạn dài khoảng 2-3 phân (có chứa 2-3 mắt mầm) cắt bỏ lá rồi dùng dao cắt vạt xéo một đoạn dài khoảng 6-8 ly ở đầu dưới của đoạn cành ghép vừa cắt, dùng mũi dao ghép tách mở hai bên vỏ của hình chữ T rồi đưa mặt vừa cắt vạt trên cành ghép áp sát vào phần gỗ của gốc ghép. Dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt. Sau khi ghép khoảng 2-3 tuần nếu thấy đoạn cành ghép còn sống thì cắt bỏ đoạn trên của gốc ghép (cắt cách chỗ ghép khoảng 2 phân). Với các cách ghép trên đây chú Hai Túc đã ghép được rất nhiều gốc mai đẹp để chưng chơi hay tặng cho bè bạn trong các dịp đầu Xuân.
 

Phương pháp cắm đọt :

Là phương pháp dùng đọt (ngọn nhánh mai) của cây mai giống cắm vào gốc ghép (cây mai được cắt bớt ngọn, phần còn lại gọi là gốc ghép). Qua thực nghiệm và trao đổi thì phương pháp này cũng có nhiều cách, chủ yếu những cách sau:

         * Chẻ đôi gốc ghép, vạt ngọn ghép hình cây nêm, cắm vào gốc ghép;
         * Chẻ bên hông gốc ghép (vẫn để ngọn hoặc cắt bớt ngọn) cắm đọt vào;
         * Chẻ vát đoàn càn cả gốc ghép và ngọn ghép đặt áp nhau cột lại;
         * Vát nhont gốc ghép hình cây nến, chẻ ngọn ghép cắm vào….
         * Dùng dây nylon cột mối ghép và bao bên ngoài bằng một bọc nylon sau hai tuần bỏ ra.

Hạn chế của phương pháp này là mối ghép sau này dễ phình và xù ra không đẹp, chỉ ghép số lượng ít nếu nhiều sẽ không lấy đâu ra đọt để ghép.

 Phương pháp ghép mắt kim :

Là phương pháp dùng mắt lá đã lên mềm để ghép, được áp dụng vào mùa mưa có nhiều ưu việt so với ghép cắm đọt. Mối ghép đẹp, phát triển mạnh, tỷ lệ sống cao hơn cắm đọt, đặc biệt nếu ta có ít cây mà là bonsai thì mùa mưa ghép theo phương pháp này là chắc ăn.
Cách thao tác như sau: khi gốc mai đã lên chồi to bằng đầu đũa hay ống hút nước ngoạt đường kính 2 đến 3 ly. Tốt nhất là ta quan sát vỏ đã lên cám, nghĩa là ở vỏ đã nổi lên những lấm chấm màu nâu là thời điểm vỏ dễ tróc. Ta dùng dao ghép rạch vào gốc ghép hai đường song song dọc thâm () và hai đường song song ngang (=) vết rạch là hình chữ H (có hai gạch ngang) khoảng cách giữa hai đường gạch ngang ước chừng 2-3 ly sao cho để vừa mầm ghép ló ra ngoài sau đó lột bỏ phần vỏ giữa hai đường ngang, tiếp tục dùng mũi dao nạy nhỏ cho hai phần vỏ ở hai đầu bong ngược chiều nhau một lên một xuống, hai phần vỏ này dùng để giữ mối ghép sau này.

Tiếp đến ta chọn mắt lá đã lên mầm kim của giống mai muốn ghép. Chú ý mầm kim chưa ra lá hoặc chuẩn bị phóng lá là tốt nhất. Dùng lưỡi lam hớt nhẹ lấy mầm ghép sao cho lấy được vỏ và một phần mỏng gỗ cứng là được nhưng không nên lấy mắt ghép quá dày. Chiều dài vỏ phía trên mầm kim bằng một phần hai phần vỏ phía dưới mầm. Dùng mũi dao nâng nhẹ hai phần vỏ ở gốc ghép đưa mắt ghép vào vị trí đã bóc vỏ. Lúc này hai đầu mắt ghép được hai phần vỏ của gốc ghép đè lên, lấy dây nylon cột trùm mắt ghép lại. Khoảng 2 tuần sau, lúc trời mát, bỏ bao nylon ra, tiếp tục theo dõi khi mầm lên mạnh ta tháo nốt dây nylon cột ra để chồi phát triển tốt. Nguyên tắc chung cần chú ý để đạt hiệu quả:

         * Mối ghép phải tiếp xúc tốt
         * Dao ghép bén tạo mối ghép không bị xơ hoặc bần dập
         * Tuyệt đối giữ tiệt trùng
         * Thao tác nhanh
         * Dùng bao nylon bọc mối ghép (khi mùa mưa)

Tóm lại: phương pháp ghép mắt kim là phương pháp biến tướng của phương pháp ghép mắt ngủ được sử dụng trong mùa mưa. Phương pháp ghép mắt kim tôi và bạn bè đã thử nghiệm cũng có nhiều cách ghép đều có hiệu quả, nhưng ở đây xin chỉ trao đổi một cách tiêu biểu để các bạn có nhiều sáng tạo và cũng vô cùng sung sướng khi thành quả của mình đã đâm chồi nảy lộc ra hoa và kết trái.

Gọi : 0918 306 359 A Quang Để được tư vấn cách ghép mai đỉnh nhất 



source https://chongthamvietnam.vn/huong-dan-ky-thuat-cach-ghep-cay-mai-vang-chuyen-nghiep/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các loại cây cau cảnh, đặc điểm cách trồng và kỹ thuật chăm sóc cau (2021) ❇️ Vozz ❇️

Những Bài Tập Thực Hành Vẽ AutoCAD 2D Cơ Bản

7 kỳ quan kiến trúc đáng chiêm ngưỡng nhất năm